Đánh giá Mua sắm trả thù

Theo nhận định của các nhà xã hội học, những hành vi mua hàng bốc đồng và cưỡng ép, chẳng hạn như mua sắm hoảng loạn hay mua sắm trả thù đều là những cơ chế đối phó giúp giảm bớt cảm giác tiêu cực.[21][22][23][8]

Mặc dù hành vi mua sắm trả thù lần đầu tiên được quan sát ở Trung Quốc, nhưng kể từ sau đó nó cũng đã được nhìn nhận ở nhiều quốc gia khác nhau. Khi các cửa hàng được mở cửa trở lại sau đợt phong tỏa đầu tiên bởi COVID-19, doanh số bán hàng đã tăng lên, đặc biệt là các cửa hàng xa xỉ. Theo các nhà nghiên cứu của Tạp chí Quốc tế về Tâm thần học Xã hội (tiếng Anh: International Journal of Social Psychiatry), việc mua hàng xa xỉ đóng vai trò như một phương tiện để người tiêu dùng kìm nén những cảm xúc khó chịu.[8] Hành vi này xét về lý thuyết cho rằng khi một mối đe dọa hoặc cản trở quyền tự do hành vi khiến họ khó chịu thì họ sẽ cố gắng giành lại quyền tự chủ đang bị đe dọa.[8][24]